Dấu hiệu nhận biết website bị hack và cách xử lý hiệu quả

Nhịp cầu thương mại – phát triển tương lai

Email: bmwebco@gmail.com

Hotline: 0868 562 426

Tiếng Việt Tiếng Anh

Dấu hiệu nhận biết website bị hack và cách xử lý hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết website bị hack và cách xử lý hiệu quả

Tin nổi bật

20/02/2024

Bởi Admin

Ngày nay, môi trường Internet đang có quá nhiều mối nguy hiểm và nếu không cẩn thận phòng ngừa cũng như trang bị những kiến thức cơ bản thì một ngày nào đó, website của bạn có thể không cánh mà bay, kéo theo đó là các thông tin quan trọng cùng nguồn khách hàng thân thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua những dấu hiệu cho thấy website bị hack cùng cách xử lý phù hợp để bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công nguy hiểm.

 

 website bị hack

 

Hack website là gì? Dấu hiệu nhận biết website bị hack

Hack website có thể hiểu là việc sử dụng những phương pháp và kỹ thuật chuyên môn để xâm nhập không chính thống vào website (phần cứng/phần mềm) hay truy cập vào các khu vực mà người dùng bình thường không được phép như hosting, trang quản trị… Hack website cũng bao gồm hành động can thiệp vào database, mã nguồn, thực hiện chỉnh sửa nội dung và thay đổi tính năng của website trái phép để ăn cắp dữ liệu, phá hoại doanh thu & danh tiếng của tổ chức/doanh nghiệp…

Website bị hack gây nên những hậu quả nghiêm trọng, thế nên mọi người cần theo dõi chặt chẽ trang web của mình để phát hiện thay đổi bất thường càng sớm càng tốt. Sau đây là một số dấu hiệu quan trọng cảnh báo website đang bị tấn công:

- Giao diện trang chủ hoặc các trang con của website bất ngờ thay đổi

- Lưu lượng truy cập bị giảm đột ngột (có thể là view, cuộc gọi hay email…)

- Website có URL điều hướng đến trang khác

- Website hiển thị thông báo cảnh báo

- Xuất hiện những tệp tin lạ trên website

- Xuất hiện các quảng cáo và popup lạ khi truy cập vào website

- Tốc độ website chậm hơn

- Kết quả tìm kiếm bị thay đổi, tiêu đề hoặc thông tin mô tả không chính xác

- Mất quyền quản trị viên, không thực hiện được các thao tác quản trị

- Phát hiện tác vụ bất thường trong lịch sử hoạt động của website

 

website bị hack

 

Xử lý ra sao khi website bị hack?

Khi phát hiện website bị tấn công, việc xử lý ngay lập tức cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính bảo mật và hoạt động ổn định của trang web. Tiếp theo là 10 bước bạn có thể áp dụng trong tình huống này:

Ngắt kết nối trang web

Việc đầu tiên bạn nên làm là đưa trang web vào chế độ bảo trì hoặc trạng thái tạm thời không hoạt động để ngăn người dùng tiếp tục truy cập, ngăn hacker tiếp tục tấn công. Hãy thông báo cho người dùng bằng cách sử dụng trạng thái mã lỗi HTTP như Không tìm thấy hoặc Dịch vụ không khả dụng. Nếu thông tin cá nhân của người dùng có thể bị ảnh hưởng, bạn cũng nên thông báo cho họ về tình huống và cung cấp hướng dẫn về cách bảo vệ thông tin + thay đổi mật khẩu nếu cần.

Thay đổi mật khẩu

Sau khi ngắt kết nối trang web, hãy nhanh chóng đổi mật khẩu truy cập vào hệ thống quản trị trang web và mật khẩu cơ sở dữ liệu. Để tăng cường bảo mật, hãy xem xét triển khai cơ chế xác thực hai yếu tố (2FA) cho quản trị trang web và người dùng.

Báo cáo cho cơ quan & đơn vị hỗ trợ

Hãy liên hệ với công ty lưu trữ để kiểm tra xem các website khác trên cùng máy chủ có bị tấn công không. Nếu trang web của bạn chứa thông tin quan trọng hoặc liên quan đến quyền tài sản, hãy báo cáo vụ việc cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ điều tra. Trường hợp bạn không có kiến thức chuyên môn về website, không có kinh nghiệm xử lý website bị hack thì liên hệ với đơn vị làm hosting sẽ là phương án giải quyết tốt nhất.

Tạo bản sao lưu trang web

Trước khi liên hệ kiểm tra, hãy lưu trữ các tệp sao lưu trang web ít nhất ở 2 nơi khác nhau - 1 trên đám mây và 1 trên ổ cứng. Bạn nên chọn hệ thống có tính năng tự động tạo các bản sao lưu gia tăng đầy đủ và hệ thống có khả năng phát hiện các thay đổi được thực hiện sau sao lưu để nó chỉ đồng bộ hóa những phần đó thay vì luôn thực hiện sao lưu hoàn chỉnh.

 

website bị hack

 

Kiểm tra Google Blacklist bằng Google Search Console

Khi Google phát hiện hoạt động đáng ngờ trên một trang web, công cụ tìm kiếm có thể sẽ chặn nó xuất hiện trên kết quả tìm kiếm để bảo vệ người dùng. Hãy kiểm tra xem website của bạn có nằm trong danh sách chặn của Google không bằng Google Search Console. Cảnh báo sẽ xuất hiện trong Security issues trong Security & Manual Actions.

Quét & loại bỏ mã độc hại

Việc thực hiện quy trình loại bỏ mã độc hại giúp làm sạch trang web của bạn, đảm bảo rằng nó an toàn để sử dụng lại. Bạn có thể sử dụng công cụ quét hoặc Plugin bảo mật để kiểm tra tệp bị xâm nhập, phát hiện mã độc hại.

 

website bị hack

Plugin bảo mật WordPress phổ biến là BulletProof Security, Sucuri Security, Jetpack

 

Khôi phục trang web từ bản sao lưu

Trong quá trình loại bỏ mã độc hại, hãy đảm bảo rằng bạn đã sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng của trang web trước đó, bao gồm cơ sở dữ liệu và những tệp tin liên quan. Bản sao lưu nên là phiên bản trang web hoàn chỉnh, đáng tin cậy.

Trước khi khôi phục trang web, bạn cần tạo một môi trường khôi phục riêng biệt. Đó có thể là máy chủ thử nghiệm hoặc tên miền tạm thời để đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến website chính.

Quét virus PC

Kế tiếp hãy quét máy tính để tìm phần mềm độc hại, đảm bảo những thứ bị nhiễm vào trang web sẽ không ảnh hưởng đến máy của bạn. Một số phần mềm chống virus bạn có thể cân nhắc là AVG Free Antivirus, Avast, Avira Free, Kaspersky Security Cloud, Malwarebytes…

Cập nhật & nâng cấp hệ thống

Đừng bỏ qua công tác nâng cấp tất cả các phần mềm, mã nguồn, Plugin mà trang web đang sử dụng lên phiên bản mới nhất và chú ý cập nhật hệ thống thường xuyên.

Kiểm tra bảo mật định kỳ

Sau khi hoàn tất khắc phục sự cố, hãy xác định các phần mềm, mã nguồn hoặc Plugin cụ thể đã bị hack hoặc có lỗ hổng bảo mật. Cách này sẽ giúp bạn nắm được lỗ hổng bảo mật mà hacker đã tận dụng để xâm nhập vào website và có biện pháp bảo vệ trang web khỏi những mối đe dọa tương tự trong tương lai.

Hãy thực hiện kiểm tra bảo mật định kỳ để xác định lỗ hổng mới và vấn đề tiềm ẩn đối với website, đây cũng là bước quan trọng để bảo vệ trang web của bạn khỏi sự trở lại của các nguy cơ tấn công.

 

website bị hack

 

BM WEB hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được các dấu hiệu website bị hack và biết cách xử lý khi gặp phải tình huống này. Nếu bạn còn điều gì chưa rõ, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp!

 

CÔNG TY BM WEB

Trụ sở: Số 21 Nguyễn Hiến Lê, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0286 674 1499

Email: info@bmweb.vn

Website: bmweb.vn

Đánh giá bài viết
Đánh Giá Trung Bình
0/5
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét của bạn
Dấu hiệu nhận biết website bị hack và cách xử lý hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết website bị hack và cách xử lý hiệu quả
(0 nhận xét)
Ngày nay, môi trường Internet đang có quá nhiều mối nguy hiểm và nếu không cẩn thận phòng ngừa cũng như trang bị những kiến thức cơ bản thì một ngày nào đó, website của bạn có thể không cánh mà bay, kéo theo đó là các thông tin quan trọng cùng nguồn khách hàng thân thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua những dấu hiệu cho thấy website bị xâm nhập cùng cách xử lý phù hợp để bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công nguy hiểm.

Hình ảnh đại diện

Định dạng: .jpg|.png|.jpeg

Định dạng: mp4 | mkv Tối đa: 100Mb